Thuốc Sotstop có tác dụng hạ sốt ở trẻ em, giảm đau, chống viêm từ nhẹ đến vừa, điều trị viêm khớp dạng thấp, dùng trong các trường hợp đau răng, đau đầu, đau bụng kinh, đau xương khớp, đau do bong gân.
Sotstop được bào chế ở dạng hỗn dịch có hương vị thơm, dễ uống rất phù hợp với trẻ nhỏ đặc biệt là những trẻ khó uống thuốc hoặc trẻ chưa uống được dạng viên. Bài viết sau đây, Nhà thuốc Thanh Bình sẽ đề cập những thông tin để bạn đọc biết rõ hơn về thành phần, tác dụng của thuốc Sotstop, cách dùng, liệu lượng, lưu ý khi sử dụng thuốc. Hi vọng bài viết sẽ nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung từ các đồng nghiệp và quý bạn đọc.
NỘI DUNG CHÍNH CỦA BÀI VIẾT
SOTSTOP LÀ THUỐC GÌ?
- Dạng bào chế: hỗn dịch uống.
- Quy cách đóng gói: hộp 1 lọ thể tích 100ml.
- Xuất xứ: Hàn Quốc.
- Nhóm thuốc: Thuốc hạ sốt Sotstop thuộc nhóm thuốc hạ sốt, giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs).
THÀNH PHẦN SOTSTOP
Thành phần thuốc hạ sốt Sotstop có hoạt chất chính là Ibuprofen với hàm lượng 20mg/100ml.
Ngoài ra còn có thành phần tá dược, chất ổn định, chất tạo màu, tạo hương.
CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG
Như các thuốc khác, thuốc hạ sốt sotstop sau khi uống vào đường tiêu hoá sẽ được hấp thu vào máu. Khoảng 99% thuốc liên kết cùng với protein huyết tương tạo nên tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm nhẹ.
Nhờ tác dụng ức chế enzym COX có vai trò quan trọng trong việc tổng hợp nên prostaglandin. Enzym COX tồn tại ở 2 dạng là COX 1 và COX 2, trong đó enzym COX 2 chỉ xuất hiện trong các phản ứng viêm.
Bằng cách đó Ibuprofen trong thuốc hạ sốt Sotsop có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm.
CÔNG DỤNG VÀ CHỈ ĐỊNH THUỐC SOTSTOP
Thuốc hạ sốt Sotstop 100ml có công dụng như sau:
- Tác dụng hạ sốt (ít được sử dụng để làm thuốc hạ sốt đơn thuần vì tác dụng hạ sốt của ibuprofen kém).
- Tác dụng giảm đau.
- Tác dụng chống viêm.
- Tác dụng chống kết tập tiểu cầu (ít được sủ dụng).
Chỉ định dùng Sotstop trong các trường hợp sau:
- Hạ sốt ở trẻ em.
- Giảm đau nhẹ và vừa trong các trường hợp: đau đầu, đau răng, đau bụng kinh, đau xương khớp, đau do các chấn thương từ nhẹ.
- Điều trị viêm khớp dạng thấp, viêm cơ.
CÁCH DÙNG - LIỀU DÙNG
Cách dùng thuốc
- Thuốc hạ sốt sotstop được dùng theo đường uống.
- Cách uống thuốc hạ sốt sotstop để tránh tác dụng gây viêm loét dạ dày là hãy uống thuốc trong bữa ăn.
- Vì thuốc là dạng hỗ dịch nên phải lắc kỹ chai thuốc để độ khuếch tán của thuốc đạt mức cao nhất.
- Thuốc có thể gây ra cảm giác nóng rát thoáng qua ở vùng miệng và cổ họng.
Liều lượng
Liều lượng thuốc hạ sốt Sotstop 100ml phụ thuộc vào tuổi và trọng lượng cơ thể của bệnh nhân. Cụ thể:
- Liều tối đa giúp đạt tác dụng giảm đau tốt nhất ở cả người lớn và trẻ em là 400mg/lần sử dụng, không nên dùng quá liều.
- Ngày uống tối đa 6 lần. Mỗi lần cách nhau 4h.
- Liều khuyến cáo cho người lớn: 200-400mg/lần. Ngày dùng từ 3-4 lần.
Đối với trẻ em:
Liều khuyến cáo cho trẻ em: 20-30mg/kg thể trọng, chia thuốc thành nhiều lần uống trong ngày. Cụ thể:
- Từ 3 - 6 tháng tuổi (đạt từ 5 - 7kg) uống 2.5ml/lần, liều tối đa hàng ngày là 150mg chia thành 2 - 3 lần uống.
- Từ 6 - 12 tháng tuổi (đạt từ 7 - 10kg) uống 2.5ml/lần, liều tối đa hàng ngày là 150mg chia thành 3 lần uống.
- Từ 1 - 2 tuổi (đạt từ 10 - 14.5kg) uống 2.5ml/lần, liều tối đa hàng ngày là 200mg chia thành 3 - 4 lần uống.
- Từ 3 - 7 tuổi (đạt từ 14.5 - 25kg) uống 5ml/lần, liều tối đa hàng ngày là 400mg chia thành 3 - 4 lần uống.
- Từ 8 - 12 tuổi (đạt từ 25 - 40kg) uống 10ml/lần, liều tối đa hàng ngày là 800mg chia thành 3 - 4 lần uống.
- Cần dùng thuốc trên 5 ngày trong trường hợp điều trị giảm đau và 3 ngày trong trường hợp để hạ sốt.
- Người dưới 30kg không dùng thuốc quá 25ml/ ngày
- Thời gian điều trị giảm đau là khoảng 5 ngày và để hạ sốt là khoảng 3 ngày.
- Không dùng cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi hoặc trẻ em chưa đạt thể trọng 5kg.
- Đối với trẻ từ 3-5 tháng tuổi cần theo sót chặt chẽ các triệu chứng có thuyên giảm hay không, nếu triệu chứng trầm trọng thêm cần thông báo ngay với bác sĩ điều trị.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và đối với thanh thiếu niên nếu cần dùng thuốc trong vòng hơn 3 ngày phải hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc để tránh uống quá liều dùng đã được chỉ định.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Quá liều: Các dấu hiệu ngộ độc Ibuprofen không quan sát được ở liều dưới 100mg/kg ở cả người lớn và trẻ em. Chỉ có rất ít một số trường hợp phải can thiệp. Liều gây ngộ độc ở trẻ em là mức 400mg/kg.
Triệu chứng quá liều:
- Triệu chứng xuất hiện trong vòng 4 - 6h sau khi thuốc được đưa vào cơ thể.
- Trên hệ tiêu hoá thường gặp: buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy bụng, khó tiêu.
- Trên hệ thần kinh: buồn ngủ, ngủ lịm, đau đầu, ùa tai, chóng mặt, co giật, mất tỉnh táo.
- Các triệu chứng trên hệ thần kinh trung ương và hệ hô hấp hiếm xảy ra: nhiễm acid chuyển hoá, hạ thân nhiệt, rung giật nhãn cầu, trầm cảm, ngạt thở, hôn mê,...
- Trên tim mạch: tụt huyết áp, chậm nhịp tim, tim đập nhanh.
- Quá liều nặng gây suy gan, suy thận, suy tim,...
Xử trí: Khuyến cáo làm sạch dạ dày kèm theo các biện pháp hỗ trợ khác. Với Ibuprofen không có biện pháp giải độc đặc hiệu, khi nghi ngờ các triệu chứng quá liều thuốc bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ hoặc Trung tâm y tế gần nhất để được hướng dẫn cấp cứu kịp thời.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Thuốc hạ sốt sotstop 100ml chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là bệnh nhân có tiền sử mẫn cảm với ibuprofen.
- Khi sử dụng một số loại thuốc khác thuộc nhóm NSAIDs ví dụ như aspirin, paracetamol... mà đã xảy ra phản ứng quá mẫn từ trước thì phải rất thận trọng khi sử dụng thuốc này, đặc biệt là các phản ứng gặp trên đường tiêu hoá (viêm loét dạ dày-ruột).
- Bệnh nhân đang trong tình trạng chảy máu do chấn thương, phẫu thuật hoặc bệnh lí tăng xu hướng chảy máu.
- Bệnh nhân đang hoặc có tiền sử bị viêm loét đường tiêu hoá, chảy máu dạ dày, ruột.
- Bệnh nhân bị suy thận, suy gan, suy tim nặng.
- Bệnh nhân đang mất nước nặng do nôn, tiêu chảy hoặc bù nước không đủ.
- Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.
LƯU Ý KHI SỬ DỤNG THUỐC HẠ SỐT SOTSTOP
- Sử dụng đúng liều thuốc Sotstop 100ml đã được bác sĩ chỉ định. Không tự ý tăng liều thuốc hoặc kéo dài thời gian điều trị để tránh được các tác dụng không mong muốn của thuốc.
- Cần áp dụng đúng liều dùng đã được chỉ định để đạt hiệu quả tốt nhất khi hạ sốt.
- Không sử dụng thuốc hạ sốt sotstop cùng với các thuốc hạ sốt chống viêm giảm đau khác thuộc nhóm NSAIDs.
- Đối với các bệnh nhân có chức năng thận bị suy giảm hoặc bệnh nhân bị mất nước cần được bù nước đầy đủ, cân nhắc kỹ lưỡng việc dùng thuốc và theo dõi chặt chẽ trong quá trình sử dụng.
- Thông báo với bác sĩ đièu trị của bạn về tất cả các loại thuốc và tiền sử bệnh tật nhất là các thuốc huyết áp, tim mạch.
- Kiểm tra hạn dùng của thuốc trước khi sử dụng, tuyệt đối không uống thuốc đã hết hạn dùng.
- Vặn chặt nắp chai thuốc sau khi sử dụng để tránh hiện tượng nhiễm khuẩn ngược hoặc sự xâm lấn của côn trùng.
TÁC DỤNG PHỤ
Thuốc hạ sốt Sotstop có rất nhiểu điểm ưu việt về tác dụng điều trị vậy thuốc hạ sốt Sotstop có hại không? Xin trả lời rằng tất cả các thuốc đều có hai mặt lợi và hại. Để việc dùng thuốc vừa đạt được hiệu quả điều trị cao vừa tránh được các tác dụng có hại của thuốc hãy tuân thủ theo chỉ định về liều lượng, cách dùng, các chống chỉ định của thuốc. Sau đây sẽ là những tác dụng có hại của thuốc đã được nghiên cứu và thống kê:
- Trên hệ tiêu hoá: Tác dụng phụ thường gặp nhất là gây viêm loét dà dày-ruột. Thuốc có thể gây loét hệ thống tiêu hoá, chảy máu hoặc thủng dạ dày. Các triệu chứng khác như: buồn nôn, nôn, đau bụng khó tiêu, đại tiện đen, nôn ra máu.
- Hỗn dịch thuốc Sotstop có thể gây ra cảm giác nóng rát ở vùng miệng và cổ họng ngay sau khi uống, tuy nhiên bạn hãy yên tâm vì cảm giác này chỉ là thoáng qua.
- Thuốc gây ra các phản ứng quá mẫn bao gồm: các phản ứng dị ứng, các phản ứng trên đường hô hấp như khó thở, hen, hen tăng lên, co thắt phế quản, các phản ứng trên da: ngứa, phát ban, phù bạch huyết, mày đay. Hiếm gặp thuốc có thể gây ban đỏ đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson-hoại tử biểu bì độc tính.
- Thuốc Sotstop có thể gây nên các tình trạng nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng.
- Các phản ứng trên da và gây rối loạn mô dưới da.
- Rối loạn tim mạch: Gây tăng nhẹ nguy cơ xuất hiện các huyết khối động mạch khi dùng liều cao (2400mg hằng ngày) và kéo dài.
TƯƠNG TÁC THUỐC
Ibuprofen là một hoạt chất điển hình trong nhóm NSAIDs với các tương tác rất đặc trưng. Qua báo cáo thống kê, các nhà nghiên cứu đã đưa ra các tương tác như sau:
- Thuốc lợi tiểu, thuốc ức chế ACE, thuốc chẹn kênh beta, thuốc NSAIDs, thuốc đối kháng Angioténin II làm giảm tác dụng của thuốc. Khi sử dụng thuốc Sotstop cùng với những thuốc này làm huỷ hoại chức năng thận, khả năng cao gây suy thận. Vì vậy việc phối hợp thuốc là hết sức thận trọng, đặc biệt ở người bị suy gan, suy thận, người bị mất nước, người già yếu.
- Dùng thuốc hạ sốt Sotstop cùng với thuốc lợi tiểu làm tăng nguy cơ ngộ độc thận.
- Tương tác các glicosid trợ tim làm tăng tình trạng suy tim.
- Tương tác với lithium (thuốc điều trị hưng cảm do trầm cảm): sử dụng ibuprofen cùng các chế phẩm của lithium làm tăng nồng độ trong huyết thanh của các thuốc này.
- Khi sử dụng cùng methotrexat Sotstop có thể gây ức chế bài tiết methotrexate ở ống thận và giảm độ thanh thải của thuốc điều trị ung thư này.
- Ibuprofen dùng cùng Ciclosporin gây nguy cơ ngộ độc thận.
- Qua các nghiên cứu ibuprofen không nên sử dụng kết hợp với aspirin do nó làm ức chế tác dụng chống kết tập tiểu cầu của Aspirin.
- Mifepristone: các bằng chứng nghiên cứu chưa thấy rõ 2 thuốc này có tương tác đáng kể.
- Corticoid: Tăng nguy cơ gây viêm loét dạ dày-ruột.
- Ibuprofen và các NSAIDs khác làm tăng tác dụng của các thuốc chống đông.
- Làm tăng tác dụng khi sử dụng kết hợp với Sulfonylurea.
- Tăng nguy cơ độc tính cho máu của bệnh nhân đang sử dụng thuốc Zidovudin. Một số bệnh nhân dương tính với HIV sử dụng kết hợp zidovudin và ibuprofen tăng nguy cơ cao tụ máu ở khớp…
- Ibuprofen có thể làm giảm sự đào thải của các aminoglycosid.
- Giảm hấp thu ibuprofen ở đường tiêu hoá khi sử dụng cùng với Cholestyramine.
- Ibuprofen kết hợp với Tacrolimus làm tăng nguy cơ ngộ độc thận.
- Những thuốc tái hấp thu serotonin chọn lọc cùng với thuốc này làm tăng nguy cơ chảy máu dạ dày-ruột.
- Ginkgo bibola tăng nguy cơ gây chảy máu của Ibuprofen.
- Ibuprofen làm tăng nguy cơ co giật khi sử dụng cùng kháng sinh nhóm Quinolone.
- Tăng nguy cơ phơi nhiễm Ibuprofen khi dùng chung với các thuốc ức chế CYP2C9.
BẢO QUẢN
Cách bảo quản thuốc hạ sốt Sotstop như sau:
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh xa tầm tay trẻ em.
- Thuốc sau khi mở nắp phải được vặn chặt lại, tránh thu hút sự chú ý của kiến, nhặng hoặc các côn trùng khác.
Thuốc hạ sốt Sotstop mở nắp dùng được bao lâu?
Ứng với dạng bào chế siro hoặc hỗn dịch sau khi mở nắp chỉ sử dụng ngay trong vòng 1 tuần nếu như bảo quản ở nhiệt độ thường. Bạn có thể tăng thời gian sử dụng lên 14 ngày nếu như bảo quản ở tủ lạnh với nhiệt độ thích hợp.
Hạn sử dụng của thuốc hạ sốt Sotstop còn phụ thuộc vào việc bảo quản lượng thuốc còn lại trong chai sau mỗi lần uống. Không sử dụng thuốc khi nghi ngờ màu và mùi thuốc đã bị thay đổi hoặc có bất kỳ sự xâm lấn nào từ yếu tố bên ngoài.
Đọc kỹ hạn sử dụng của nhà sản xuất ghi trên bao bì của thuốc để chắc chắn rằng bạn không sử dụng thuốc đã quá hạn.
THUỐC SOTSTOP GIÁ BAO NHIÊU? MUA Ở ĐÂU?
Thuốc hạ sốt Sotstop 100ml là một trong những loại thuốc thiết yếu trong danh mục thuốc dự trữ cho gia đình. Giá bán lẻ trên thị trường của thuốc này dao động trong khoảng 70-80 nghìn đồng/lọ, giá có thể thay đổi tùy vào chính sách của đơn vị phân phối và thay đổi theo lô sản xuất.
Người bệnh có thể tìm mua thuốc hạ sốt Sotstop trong tất cả các hiệu thuốc lớn, nhỏ trên toàn quốc. Tất cả các thông tin về thuốc hạ sốt Sotstop mà chúng tôi đưa ra ở trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để có được những thông tin tin cậy, cụ thể với tình trạng của bản thân, bạn đừng quên liên hệ với bác sĩ hoặc dược sĩ của mình để yên tâm trong việc sử dụng thuốc.